Bài cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp như thế nào là đúng và đầy đủ nhất luôn được nhiều người tìm kiếm khi gần đến ngày 23 tháng 12 âm lịch. Bởi theo tục lệ, ngày 23 tháng Chạp hàng năm thì người Việt thường làm lễ tiễn ông Công ông Táo về trời. Bên cạnh những lễ vật, mâm cỗ cúng, các gia đình cũng luôn quan tâm tới văn khấn. Vì vậy, SimVipHaNoi sẽ chia sẻ cho bạn văn khấn cúng ông Táo ngày 23 đầy đủ giúp gia chủ tránh phạm phải những điều kiêng kỵ, không tốt lành.
Nội dung chính
1. Tìm hiểu về tục lệ cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, ông Công ông Táo sẽ cưỡi cá chép lên Trời để báo cáo với Ngọc Hoàng Thượng đế tất cả những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian cả việc tốt lẫn việc xấu và những gì chưa làm được. Từ đó, Thiên đình sẽ đưa ra thưởng phạt rõ ràng cho từng gia đình.

1.1. Ý nghĩa của tục lệ cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Công lên chầu trời nên có nơi gọi ngày này là “Tết ông Công”, lễ cúng có cá chép vì người Việt cho rằng, ông Táo cưỡi cá chép lên trời.
1.2. Cần chuẩn bị những gì cho lễ cúng ông Táo
Lễ cúng ông Công ông Táo về trời không cần phải tổ chức cầu kỳ nhưng cần phải trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng của gia chủ. Bởi vì, Vị Táo Quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp “phù trợ” cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể.
a. Lễ vật cúng ông Công, ông Táo
Lễ vật cúng Táo công gồm có: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc, hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà.
Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyết màu sắc sặc sỡ.
Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy. Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành.
b. Lưu ý
Màu sắc của mũ, áo hay hia ông công thay đổi hàng năm theo ngũ hành:
- Năm hành kim thì dùng màu vàng
- Năm hành mộc thì dùng màu trắng
- Năm hành thủy thì dùng màu xanh
- Năm hành hỏa thì dùng màu đỏ
- Năm hành thổ thì dùng màu đen
Những đồ “vàng mã” này (mũ, áo, hia, và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp.
Ngoài ra, còn cúng Táo quân một con gà luộc nữa. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy!
c. Lễ vật theo vùng miền
Ngoài những lễ vật được kể ở trên thì tại các vùng miền khác nhau sẽ có thêm nhưng lễ vật khác như:
- Ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá hóa long” nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ “phóng sinh” (thả ra ao hồ hay ra sông sau khi cúng).
- Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ.
- Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.
Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta có thể làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…v…v) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc..v…v..) để tiễn Táo công.
2. Một số câu hỏi thường gặp về lễ cúng ông công ông Táo
Mặc dù lễ cúng ông công ông Táo được người Việt tiến hành từ bao đời nay nhưng không ít người vẫn có những câu hỏi thắc mắc về lễ cúng này. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về lễ cúng ông Công ông Táo.
2.1. Cúng ông công ông táo ở đâu?
Từ xưa đến nay, các gia đình thường cúng ông Công ông Táo trên bàn thờ gia tiên, nhưng thực tế đây là hai vị thần khác nhau. Ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là 3 vị đầu rau trông coi việc bếp núc trong gia đình.
Theo GS.TS Vũ Gia Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hoá Du lịch, lễ cúng 23 tháng Chạp là lễ tiễn chung ông Công ông Táo về chầu trời, việc mọi người gộp chung cúng trên bàn thờ là chưa đúng.
“Chúng ta phải đặt mâm cúng ở hai nơi, ở bếp và bàn thờ tổ tiên. Ông Táo phải được cúng dưới bếp, còn ông Công được cúng trên bàn thờ chính trên nhà cùng với gia tiên mới đúng”, giáo sư Vũ Gia Hiền nói.
Giáo sư Hiền cũng cho biết, bàn thờ ông Táo đặt trong bếp có thể bên cạnh hoặc bên trên bếp, thể hiện tín ngưỡng của dân gian thờ vị thần cai quản chuyện bếp núc trong mỗi gia đình với mong muốn giữ cho bếp lửa luôn ấm, gia đình thuận hòa, sung túc.
2.2. Cúng ông công ông táo vào những ngày nào?
Theo quan niệm dân gian, ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, ông Công ông Táo sẽ lên chầu trời để báo cáo với Ngọc Hoàng. Bởi vậy, lễ cúng thường đường diễn ra vào ngày 23. Cúng vào giờ Ngọ là tốt nhất. Nếu không có thể cúng trước vào buổi sáng, không nên cúng sau giờ Ngọ. Nếu gia đình có việc bận cúng vào buổi tối thì nên thành thâm xin phép.
2.3. Cúng ông công ông táo trước ngày 23 có được không?
Nhiều người cũng thắc mắc cúng ông công ông Táo vào trước ngày 23 có được không? Theo các chuyên gia văn hóa, điều này hoàn toàn được. Nhiều gia đình Việt vẫn cúng vào ngày 22, thậm chí là ngày 21.
3. Bài cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp
3.1. Văn khấn cúng ông táo ngày 23 tháng Chạp
Con Nam mô A Di Đà Phật!
Con Nam mô A Di Đà Phật!
Con Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy ngài Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài đương niên, đương cảnh tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương
Con kính lạy ngài Bản gia thổ công, thổ địa Long Mạch tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông trù tứ mệnh, táo chủ Thần Quân
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần
Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần
Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
(với con thứ: Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị chân linh, đọc tên những chân linh gia đình thờ. (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ).
(với con trưởng: con xin kính mời gia tiên, tiền tổ, Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ. ngoại tổ khảo, ngoại tổ tỷ, Thúc bá đệ huynh, chu di tỷ muội và các chân linh nội, ngoại. (đọc tên những chân linh gia đình thờ)
Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại: ………
Hôm nay thuộc tân sửu niên, thập nhị nguyệt, nhị thập tam nhật (ngày ông táo chầu trời) tín chủ….. con thành tâm dâng lễ cơm canh lễ vật, hương hoa, trà quả, kim ngân, lễ mọn tâm thành, đốt nén hương thơm dâng lên trước án.
Gia trung Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên, đương cảnh, ngài Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản gia Thổ công, thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong xứ này.
Gia trung chúng con Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời, thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, chấp lời kêu tiếng khấn của gia trung chúng con. Gia trung chúng con xin ngài lên thiên đình kêu cầu tấu đối
Gia trung chúng con xin các ngài lên thiên đình kêu cầu tấu đối, ban lộc phát tài phủ hộ, độ trì cho gia trung, tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin các ngài thụ hưởng lễ vật và phù hộ độ trì cho toàn gia trung chúng con.
Con Nam mô A Di Đà Phật!
Con Nam mô A Di Đà Phật!
Con Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
3.2. Bài Cúng Gia Tiên Ngày 23 Tháng Chạp

Kính lạy Thượng Đế
Kính lạy Ngũ Đế, Đông phương Thanh Đế, Nam phương Xích Đế, Tây phương Bạch Đế, Bắc phương Hắc Đế, Trung ương Hoàng Đế.
Kính lạy thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng
- Trung đàm thần tướng thiên thiên binh
- Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã
Kính lạy sơn thần, long thần, thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ lai sàng chứng giám
Hôm nay là ngày 23 tháng chạp năm…. Là ngày thần Táo Quân về trời tấu sớ
Tín chủ con tên là… sinh ngày… tháng… năm… nguyên quán… địa chỉ thường trú…
Với tấm lòng thành kính con xin có chút lễ vật, nhang đăng thỉnh cầu kính mời Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Thần Tướng, Thiên Tướng, Thiên Binh, Thiên Mã, cùng chư vị thần tiên trên trời dưới đất, chứng giám cho con được làm lễ tiễn thần Thổ Công Táo Quân về trời.
Kính lạy Thổ thần thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ lai sàng chứng giám. Trong năm qua nhờ ân phúc của các ngài chúng con được mạnh khoẻ, hạnh phúc, mọi điều may mắn.
Nay con làm lễ với tấm lòng thành kính tiễn ngài về trời tấu xin Thượng Đế, Ngũ Đế, cùng chư vị thần tiên phù hộ độ trì cho đất nước con, quê hương con, gia tộc và gia đình con được mạnh khoẻ hạnh phúc, an khang thịnh vượng.
Con cầu xin Thượng Đế, Ngũ Đế các vị thần tiên cùng chư ngài chứng giám cho tấm lòng thành kính của con.
Kính chúc Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị thần tiên cùng chư ngài thiên thiên tuế!
4.Một sô lưu ý khi cúng ông công ông táo nên biết
Để lễ cúng diễn ra thuận lợi, linh thiêng, bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Không nên khấn xin tái lộc, may mắn, công danh mà chỉ nên xin ông Công, ông Táo bẩm báo những điều tốt đẹp về gia đình
- Không nên ném cá chép từ trên xuống khiến cá dễ bị chết, ảnh hưởng đến sự linh thiêng của lễ cúng. Nên thả cá từ từ, cá bơi thong thả mới có ý nghĩa trọn vẹn
- Mâm cỗ cúng ông công ông Táo có thể làm mâm ngọt, mâm mặn hoặc mâm chay nhưng có một số loại thịt nên kiêng đặt như vịt, chim, ngan, ngỗng, bò, dê, chó
- Không nên đặt nhiều vàng mã khi cúng ông công ông táo vừa tốn kém, ô nhiễm môi trường, vừa không mang nhiều ý nghĩa
Cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là văn hóa truyền thống quan trọng của dân tộc Việt mỗi khi Tết đến, xuân về. Vì vậy, bài cũng ông Táo ngày 23 với nội dung cầu mong thần linh phù hộ độ trì, gia đình thêm yên ấm. Đây là một ngày lễ quan trọng nên cần tiến hành đầy đủ, tươm tất, không sơ sài bạn nhé.
Ngoài ra bạn cũng có thể tải ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại di động của mình. Ứng dụng sẽ giúp bạn cập nhật các kiến thức phong thủy hàng ngày. Sử dụng các công cụ lập lá số, xem ngày giờ tốt xấu, cải vận bổ khuyết, bát trạch… miễn phí. Nhanh tay cài đặt ứng dụng phù hợp về điện thoại của mình tại đây:
Nguồn: https://thanglongdaoquan.vn/viet-su-ky/bai-cung-ong-tao-ngay-23-thang-chap-day-du-va-chinh-xac-nhat/