Từ xưa đến này cứ đến ngày mùng 3/3 âm lịch thì mọi gia đình đều chuẩn bị bánh trôi bánh chay để dâng lên tổ tiên, thần linh. Và 2 loại bánh này được coi là đặc trưng mỗi khi tổ chức ngày Tết tháng 3. Tuy nhiên để hiểu hết được ý nghĩa bánh trôi bánh chay Tết Hàn thực là gì? Và thấy được sự khác biệt của 2 loại bánh này ở mỗi vùng miền thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng SimVipHaNoi tìm câu trả lời trong bài viết này.
Nội dung chính
1. Bánh trôi bánh chay Tết Hàn thực có ý nghĩa gì?
Trong ngày Tết Hàn thực thì mọi người dân Việt Nam đều làm hoặc mua bánh trôi bánh chay để dâng lên Phật, thần linh, tổ tiên. Chính vì thế mà nhiều người sẽ quen gọi với cái tên Tết bánh trôi, bánh chay hơn. Khi cúng bánh trôi, bánh chay người dân hy vọng sẽ gặp nhiều may mắn, những điều tốt đẹp, viên mãn, tròn đầy, tinh khiết như viên bánh.
bánh trôi bánh chay Tết Hàn thực được làm từ gạo nếp – thành quả lao động vất vả của người dân sau mỗi vụ mùa. Điều này thể hiện nền văn minh lúa nước lâu đời của dân ta cùng với các loại bánh truyền thống khác như bánh chưng, bánh giầy.
Đặc biệt khi xếp các bánh trôi bánh chay tròn và trắng mịn lên đĩa còn khiến người ta nhớ đến sự tích bọc trăm trứng – con rồng cháu tiên của mẹ Âu Cơ và Lạc Long Quân. Vậy nên khi thắp hương 2 loại bánh này còn mang ý nghĩa tưởng nhớ về cội nguồn, nhớ về công lao sinh thành, nuôi dưỡng của ông bà, tổ tiên. Nhắc nhở con cháu không được quên đi nguồn gốc, công lai của người đi trước.
2. Bánh trôi bánh chay Tết Hàn thực ở các vùng miền khác nhau thế nào?
Dù có chung ngày Tết mùng 3/3 tuy nhiên ở mỗi vùng miền khi làm bánh trôi bánh chay Tết hàn thực lại khác nhau. Cùng SimVipHaNoi tìm hiểu sự khác nhau trong văn hóa từng vùng miền qua bảng dưới đây:
Miền Bắc | Miền Trung | Miền Nam |
Người dân miền Bắc ngoài món bánh trôi có nhân đường nâu, bánh chay có nhân đỗ và được ăn với nước thì ở một số địa phương lại có những loại bánh đặc trưng riêng biệt như:
Cao Bằng, Lạng Sơn: Người dân lại có món bánh Coóng phù – bánh vẫn được làm bằng gạo nếp nhưng nhân là lạc rang giã nhỏ nấu với đường đỏ. Nhiều người lại làm nhân là đỗ xanh giã nhỏ trộn với đường trắng. Và khi ăn thì múc ra bát chan thêm nước đường mật mía đun nóng và vài lát gừng mỏng. Ngoài ra người Hà Tây cũ (nay là Hà Nội) người ta còn làm bánh nhót. Loại bánh có hình dài, không có nhân, sau khi luộc xong thì xào qua với mật mía và lạc rang. |
Người miền Trung thì chỉ có món bánh trôi được làm bằng gạo nếp với đường đỏ. Bánh chay nhân đỗ xanh được chan với nước bột sắn dây nấu với hạt đỗ xanh, đường trắng như truyền thống. | Khác với người miền Bắc, miền Trung, người miền Nam chỉ làm chè trôi nước chứ không làm bánh trôi bánh chay theo kiểu truyền thống.
Chè trôi nước được nặn hình tròn, nhân bánh thường là đậu xanh nhuyễn với dừa khô, hành phi và đường. Sau khi luộc xong sẽ được múc ra bát ăn với nước đường gừng, có thêm nước cốt dừa, vừng rắc lên trên cho ngậy. |
Xem thêm: Tết Hàn thực cần chuẩn bị những gì mới đúng chuẩn truyền thống Việt?
3. Cúng bánh trôi Tết Hàn thực mấy chén?
Bánh trôi bánh chay là món ăn không thể thiếu khi cúng Tết Hàn thực. Và khi cũng cũng giống như thắp hương, người xưa quan niệm rằng chỉ nên cúng số lẻ: 1, 3 hoặc 5 bát. Bởi số lẻ là số tâm linh, có thể mang lại may mắn, tốt lành. Và đặc biệt không nên cúng số chẵn như 2, 4, 6 vì đây là số dương có thể mang lại những điều xui xẻo, không may mắn cho gia đình.
Ngoài ra một số gia đình cẩn thận hơn còn bày số lượng bánh trên đĩa và bát theo số lẻ. Vì họ cho rằng như thế sẽ mang lại may mắn tốt lành hơn cho gia đình.
Xem thêm: Tết Hàn thực có phải thắp hương không? Thắp mấy nén?
4. Cách làm bánh trôi bánh chay Tết Hàn thực đơn giản
Bánh trôi bánh chay có cách thực hiện khá đơn giản, trước khi thực hiện làm bánh bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
- Bột gạo nếp ướt với tỉ lệ 9 gạo nếp : 1 gạo tẻ hoặc 8 nếp : 1 tẻ
- Đậu xanh đã bỏ vỏ
- Bột sắn dây
- Đường trắng, đường nâu
- Gừng, vừng, dừa tươi nạo sợi
Sau khi đã có những nguyên liệu trên thì bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Ngâm đậu xanh đã bỏ vỏ trước 2 tướng cho mềm và nấu chín
Bước 2: Sau khi đậu xanh nấu chín bớt lại 1 phần để rắc lên bánh chay. Còn lại đem đi giã nhuyễn trộn với đường cùng với 1 ít dừa nạo để làm nhân bánh chay.
Bước 3: Chi bột thành những viên bằng ngón tay cái để làm bánh trôi, lượng bột gấp đôi để làm bánh chay. Sau đó dàn mỏng nhân bánh cho đường vào giữa để làm bánh trôi. Và cho hỗn hợp đậu xanh bên trên để làm bánh chay.
Bước 4: Đun một nồi nước to, khi sôi thì thả bánh đã nặn vào luộc. Khi thấy bánh nổi hẳn lên mặt nước tức là bánh đã chín, dùng muôi thủng để vớt bánh. Đổ luôn bánh vừa vớt vào bát nước nguội đã chuẩn bị sẵn để bánh không bị nhão, tròn nguyên vẹn.
Bước 5: Bánh nguội, vớt bánh ra đĩa, đối với bánh trôi sau đó cần rắc vừng lên bề mặt bánh là hoàn thành.
Bước 6: Hòa tan bột sắn dây với 100g đường và nước, đặt lên bếp đun sôi sao cho hỗn hợp sắn dây sánh, lỏng thì tắt bếp. Bánh chay múc ra bát, thêm nước sắn dây và rắc thêm vài hạt đậu đã đồ chín, vài sợi dừa nạo nữa là hoàn thành.
Trên đây là những thông tin mà SimVipHaNoi muốn giúp bạn giải đáp về vấn đề bánh trôi bánh chay Tết Hàn thực có ý nghĩa gì? Và cúng mấy bát. Nếu muốn tìm hiểu thêm các phong tục khác thì bạn có thể tham khảo các bài viết tại chuyên mục Phong tục Việt của chúng tôi.