Để giải mã con người, các nhà nghiên cứu dùng nhiều phương thức tiếp cận khác nhau như: công nghệ y học, tâm lý học, phong thủy, tử vi,…. Trong đó, Bát tự cũng được coi là bộ môn điển hình có lịch sử lâu đời và vì tính chính xác cao nên duy trì cho tới tận ngày nay. Tuy được áp dụng phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu tường tận về Bát tự.
Nội dung chính
1. Bát tự là gì?
1.1. Khái niệm Bát tự
Bát tự (8 chữ) hay còn gọi là Tứ trụ, là một bộ môn nghiên cứu về mệnh lý, bắt nguồn từ thời cổ Trung Quốc. Được biết, Bát tự dựa vào 4 trụ (Giờ – Ngày – Tháng – Năm sinh) để luận đoán về cuộc đời của 1 con người từ khi sinh ra cho đến khi qua đời. Cụ thể:
- Luận đoán về hiện tại, quá khứ và tương lai
- Hiểu rõ về bản thân, gia đạo, công danh, sự nghiệp, tình duyên, các mối quan hệ (cha mẹ, anh chị em, vợ chồng, con cái, bạn bè, đồng nghiệp,…)
- Tìm hiểu chi tiết thời vận theo từng năm.
- Vạch rõ ngũ hành của các năm với ngũ hành của chủ sự để nắm rõ vấn đề thịnh suy, hung cát. Qua đó, gia chủ sẽ biết có nên đầu tư hay thủ thân, hoặc tìm phương vị quý nhân nhằm kết giao học hỏi.
Song ý nghĩa quan trọng nhất của trường phái Bát tự (Tứ trụ) chính là giúp mỗi người nắm rõ được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Từ đó, tìm ra phương pháp tối ưu cuộc sống, phát huy hết những khả năng tiềm ẩn bên trong và phát triển bản thân theo quy luật tự nhiên.

1.2. Những thành phần chính trong Bát tự
Tổng quan vận mệnh con người bao gồm những sự việc xảy ra từ quá khứ, hiện tại và tương lai hay chính là từ khi sinh ra, lớn lên cho đến khi qua đời. Để luận giải chi tiết vận mệnh thì Bát tự thường phải dựa theo các thành phần chính sau:
- Thiên can, Địa chi: có ý nghĩa quan trọng trong việc phản ánh số mệnh của con người. Trong đó:
- Thiên Can là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
- Địa Chi là: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
- Ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ): xem xét sự thịnh suy, cường nhược của chân mệnh thông qua 4 trụ (Giờ – Ngày – Tháng – Năm sinh).
- Vòng trường sinh: xem xét về sự luân hồi, sinh lão bệnh tử.
- Thập thần: Xem xét các mối quan hệ xung khắc, hợp hóa, trợ và sinh.
- Thần sát: Xem xét về hung cát gặp phải trong cuộc sống.
- Dụng thần và Hỷ thần: dùng để cải vận bổ khuyết và được ứng dụng nhiều trong việc chọn nghề, tìm phương vị quý nhân, chọn người hợp tác, chọn nơi sinh sống và làm việc…
- Tiểu vận, đại vận: nắm rõ thịnh suy theo từng năm để có phương án hiệu quả cho từng thời vận.
2. Ý nghĩa của Bát tự
Thông qua Bát tự, mỗi người sẽ hiểu biết được chi tiết vận mệnh thịnh suy của bản thân. Qua đó, nắm rõ vấn đề làm mất cân bằng, làm chủ sự “3 chìm 7 nổi 9 cái lênh đênh”. Đồng thời, tìm ra Dụng Thần hoặc Hỷ thần giúp cân bằng lại chân mệnh.
Ngoài ra, nhận thức rõ ưu nhược điểm, chúng ta sẽ biết khi nào cần tiến khi nào nên lui. Bên cạnh đó, cố gắng dưỡng ưu sửa khuyết, cần kiệm liêm chính, làm nhiều việc thiện,… đặc biệt, tâm an trí ắt vạn sự thông.
3. Ứng dụng của Bát tự
Thông thường, Bát tự được ứng dụng nhiều nhất trong việc lựa chọn vật phẩm cải vận bổ khuyết. Được biết, khi kết hợp những thuật toán với Dụng Hỷ thần, người mang vận mệnh có vấn đề có thể thay đổi phương vị hay sử dụng một số vật phẩm phong thủy để hóa giải và bổ sung, giúp cân bằng lại chân mệnh.
Dưới đây là một số Thuật cải vận bổ khuyết điển hình:
3.1. Đặt tên bổ khuyết
Người xưa thường nói: “Cho con ngàn vạn lượng vàng cũng không bằng dạy con một nghề. Dạy con một nghề cũng không bằng đặt tên cho con theo phong thủy chân mệnh của con.” Bởi lẽ, việc đặt tên theo phong thủy bổ khuyết giúp chủ sự cân bằng ngũ hành trong chân mệnh, phát huy được hết những khả năng tiềm ẩn bên trong. Vì vậy, người Việt xưa thường nhờ các thầy đặt tên cho con cháu của mình. Hiện nay, nhiều chủ sự dù đã có tên nhưng vẫn tìm tới thuật đặt tên bổ khuyết để cải vận.
> Tham khảo thêm: Thuật đặt tên bổ khuyết theo dụng thần
3.2. Chọn hướng (làm nhà, lập nghiệp, hợp tác kết giao)
Phương vị được xác định là một hướng có trong hệ thống định vị cầu. Còn trong phong thủy, phương vị là nói về bốn phương vị Đông – Tây – Nam – Bắc. Tuy nhiên, bộ môn khoa học phong thủy địa địa lý lại nghiên cứu ra 24 phương vị khác nhau và mỗi người lại có 1 “phương vị quý nhân” của riêng mình.
PHƯƠNG VỊ QUÝ NHÂN nghĩa là những địa điểm làm bản thân an lòng, tâm trí từ bế tắc sang thông suốt, minh mẫn, đồng thời tăng năng lượng tích cực, tạo nên tự tin dám đương đầu với những thử thách khó khăn. Mà muốn xác định chính xác phương vị quý nhân cho từng người, phải dựa vào dụng thần
Ví dụ: Một người đến một địa điểm mà tại đó bỗng dưng cảm thấy tâm an, gặp may hoặc tự nhiên tìm ra phương án giải quyết các vấn đề. Nơi đó trong phong thủy gọi là “phương vị quý nhân”. Tuy nhiên, vạn sự tùy duyên, mệnh vẫn do ta nắm giữ.
3.3. Chọn màu sắc theo chân mệnh
Thông qua kết quả luận đoán bát tự, mỗi người sẽ tìm thấy màu sắc trên nhiều vật dụng (quần áo, giày dép, xe, màu sơn nhà, bàn ghế,…) hợp với chân mệnh nhằm an tâm vững trí, may mắn hanh thông. Theo học thuật trong phong thủy, màu sắc tương ứng với ngũ hành cũng tương sinh tương khắc với nhau. Cho nên khi lựa chọn màu sắc hợp mệnh cũng cần lưu ý kỹ càng.
Bạn đọc có thể dựa trên bảng tra cứu màu sắc theo mệnh sau:
Nguồn: https://thanglongdaoquan.vn/bat-tu/bat-tu-la-gi/