Cải táng bốc mộ có nghĩa là gì? Ý nghĩa của việc bốc mộ – SIMVipHaNoi

Bốc mộ (cải táng) là hình thức nghi lễ tang ma của người Việt bắt nguồn cách đây khoảng 3000 năm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ bốc mộ có nghĩa là gì, ý nghĩa của việc bốc mộ cải táng ra sao. Bài viết sau sẽ giải đáp vấn đề này.

1. Bốc mộ có nghĩa là gì?

Bốc mộ hay còn gọi là cải táng hoặc sáng cát là một phong tục “làm sạch”, chọn nơi an nghỉ tốt nhất cho người đã khuất. Cụ thể, gia quyến sẽ đào áo quan đã chôn lên, rửa sạch xương cốt người đã khuất, đặt vào hộp sắt nhỏ hoặc tiểu sành và chôn lại ở khu đất khác. Các nhà nghiên cứu văn hóa tâm Việt cho biết phong tục cải táng không có thời gian xuất hiện chính xác, chỉ biết nghi lễ này bắt đầu phổ biến từ thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497).

Được biết, vào thời điểm đó, nền giáo dục Nho học được đẩy mạnh, hình thành quan niệm “đất kết phát của mộ tổ” dẫn tới sự ra đời của tục bốc mộ. Tức là nếu nơi an nghỉ của ông bà tổ tiên được bình yên, thoải mái thì dòng họ sẽ nhiều con cháu đỗ đạt, con đường làm ăn thuận lợi, phát đạt.

Bốc mộ cải táng sang cát là tập tục lâu đời của người Việt

Tuy nhiên, cũng có nhiều quan niệm khác về việc cải táng. Có ý kiến cho rằng tại thời điểm người thân mất, gia đình đó không đủ điều kiện mua quan tài tốt nhất để chôn cất. Bất đắc dĩ sau khi phát đạt mới bốc mộ để thay quan tài cho người thân đã khuất. Nhưng cũng có người cho biết cải táng sang chỗ mới đơn giản là vì mối kiến, nước lụt.

Dù không rõ nguồn gốc ra sao nhưng cải táng bốc mộ đã trở thành một phong tục truyền thống lâu năm, mang ý nghĩa rất lớn trong văn hóa tâm linh người Việt Nam.

2. Ý nghĩa của việc bốc mộ?

Được biết, trong bối cảnh và cuộc sống ngày nay, tập tục bốc mộ trở thành một đề tài tranh cãi gay gắt. Nhiều người cho rằng nó không còn phù hợp với thời đại này. Nhưng cũng không ít người vẫn duy trì tập tục này vì họ tin tưởng những tín ngưỡng được truyền từ ngàn đời nay. Vậy cải táng có ý nghĩa gì? Hay ý nghĩa của việc bố mộc là gì?

Theo quan niệm dân gian con người có thể luân hồi. Cho nên các gia đình sẽ tiến hành cải táng, giữ nguyên xương cốt của người chết để “lấy hơi” kiếp này giúp họ có thể đầu thai làm người ở kiếp khác.

Mặt khác, việc bốc mộ được coi là cách thể hiện hiếu đạo của con cái với ông bà tổ tiên. Đồng thời, người xưa tin rằng chỉ khi ông bà tổ tiên được an nghỉ một nơi tốt đẹp thì cả dòng họ sẽ phát đạt, con cháu được phù hộ may mắn, bình an.

cải táng có ý nghĩa gì
Bốc mộ cải táng được coi là cách con cháu làm tròn chữ hiếu

3. Khi nào nên và không nên bốc mộ cải táng?

Như chia sẻ ý nghĩa của việc bốc mộ ở trên, nơi an nghỉ của người đã khuất rất quan trọng. Nên bạn cần chú ý các dấu hiệu sau để biết khi nào nên hoặc không nên cải táng.

3.1. Khi nào nên bốc mộ?

Theo phong tục Việt, cứ sau 3 năm mãn tang thì con cháu sẽ cải táng cho người đã khuất. Tuy nhiên, do môi trường địa lý và khí hậu thay đổi liên tục, con người ngày càng phát triển, nhiều chất thải công nghiệp gây ảnh hưởng các khu nghĩa trang nên khi xuất hiện các dấu hiệu sau khi bạn nên sang cát cho người thân đã khuất. Cụ thể:

  • Phần mộ vô cớ nứt vỡ, sụt xuống.
  • Cây cối xung quanh ngôi mộ vô cớ bị chết khô.
  • Khu đất chôn bị trũng, bị nước lụt hoặc có nhiều mối, kiến.

Mặt khác, dân gian còn quan niệm nên cải táng khi gặp các trường hợp sau:

  • Gia đình gặp nhiều tai vạ, con cái trong nhà vô cớ thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, công việc trắc trở, không suôn sẻ.
  • Hung sự liên tiếp xảy đến, trong nhà có hai người trở lên qua đời tại độ tuổi không quá 50 trong vòng 5 năm trở lại.
  • Gia đình có nhiều người học hành thi cử lận đận, tài vận không thông, hao tán của cải, kinh doanh bất lợi.
  • Gia đình có người thường xuyên bệnh tật hoặc mắc bệnh quái dị, chữa trị lâu dài mà vẫn không khỏi.
  • Trong nhà có từ hai người trở lên bị tàn tật, không phải do di chứng, di truyền.

Ngoài ra, theo các chuyên gia phong thủy, thời gian tốt nhất trong năm để tiến hành bốc mộ là từ cuối Thu đến trước ngày Đông Chí của năm.

3.2. Khi nào không nên cải táng?

Ngoài những dấu hiệu nhận biết khi nào nên bốc mộ thì dân gian cũng chiêm nghiệm ra những trường hợp không nên cải táng, “sang nhà mới” cho người thân đã khuất. Cụ thể:

  • Không nên bốc mộ khi mộ kết.

Bởi theo người xưa mộ kết là nơi hội tụ linh khí đất trời, có ảnh hưởng trực tiếp đến vận may, con đường công danh sự nghiệp của dòng họ. Nếu bốc mộ kết sẽ khiến dòng họ lụn bại, sức khỏe suy yếu, làm ăn thất bát.

Dấu hiệu nhận biết mộ kết là cây cỏ xung quanh mọc nhanh, tươi tốt, ngôi mộ càng ngày càng nở to ra và đặc biệt khi mở nắp quan tài có một dây tơ hồng quấn quanh.

  • Không nên bốc mộ khi mộ bị phạm trùng

Tức là ngôi mộ có nhiều loại trùng nhưng xác chết vẫn nguyên vẹn dù nhiều năm chôn cất. Người xưa khuyên rằng tốt nhất là để nguyên không được dịch chuyển vì sẽ gây ra vô vàn rắc rối trong cuộc sống của cả dòng họ.

  • Không nên cải táng khi có rắn vàng xuất hiện xung quanh ngôi mộ. Bởi đó có thể là lòng xà khí vật.
  • Không nên bốc mộ khi hơi đất ấm áp, trong huyệt khô ráo, không có nước hay nước động giọt lại. Bởi đó là dấu hiệu của tường thụy, tức là mả phát tốt đẹp.

Trong trường hợp gặp phải các dấu hiệu trên nhưng bắt buộc phải chuyển mộ, bạn nên mời thầy phong thủy đến xem để chọn ra thời gian tiến hành “sang nhà mới” tốt nhất, tránh gây rắc rối cho gia đình.

Tập tục cải táng có còn phù hợp với thời đại ngày nay?

>>Tham khảo thêm: Bốc mộ đúng cách như thế nào?

Trên đây là những lý giải về vấn đề “Bốc mộ có nghĩa là gì? Ý nghĩa của việc bốc mộ” mà bạn có thể tham khảo. Hãy thường xuyên truy cập website hoặc cài đặt ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại để mỗi ngày cập nhật kiến thức phong tục Việt Nam và phong thủy Việt. Ngoài ra, người dùng ứng dụng sẽ được trải nghiệm với hàng loạt công cụ tra cứu miễn phí (xem ngày tốt xấu, xem Bát tự, Tử vi, xem tuổi vợ chồng,…).

Tải ngày ứng dụng Thăng Long Đạo Quán tại đây. 

Nguồn: https://thanglongdaoquan.vn/cai-tang-boc-mo-co-nghia-la-gi-y-nghia-cua-viec-boc-mo/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *