Định nghĩa và cách xem vận mệnh bằng Bát tự Hà Lạc – SIMVipHaNoi

Tương tự như Tử vi, Bát tự Hà Lạc cũng là một bộ môn Dự đoán học điển hình từ Trung Quốc lưu truyền vào nước ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bộ môn này, thậm chí nhầm lẫn với Tứ trụ Tử Bình. Vậy hãy tham khảo bài viết sau để giải mã khái niệm cũng như cách xem vận mệnh của Bát tự Hà Lạc. 

1. Bát tự Hà Lạc là gì?

1.1. Nguồn gốc

Bát tự Hà Lạc là bộ môn có nguồn gốc từ Hà đồ và Lạc thư. Đây là hai hệ thống số học thời thượng cổ Trung Quốc có khả năng phản ánh quy luật vận động của Trời – Đất và sự ảnh hưởng của chúng đến vận mệnh của con người.

Hà đồ là một biểu đồ ký hiệu gồm 55 dấu chấm do vua Phục Hy (4477 – 4363 trước CN) phát minh từ hình vẽ trên lưng con Long mã xuất hiện ở sông Hoàng Hà. Hà đồ sinh ra Tiên Thiên Bát Quái, theo chiều thuận (tức là chiều thuận kim đồng hồ, âm dương không bao giờ đối lập).

Còn Lạc Thư là dạng biểu đồ ký hiệu gồm 45 dấu chấm do vua Hạ Vũ (2205 – 1766 trước CN) sáng chế từ những đường ngoằn nghèo trên lưng con Thần quy ở sông Lạc Thủy. Lạc Thư sinh ra Hậu Thiên Bát Quái theo chiều nghịch (tức là ngược chiều kim đồng hồ, lấy mâu thuẫn, đối lập, kiềm chế nhau làm căn cơ).

bát tự hà lạc

Cả nghìn năm sau, nhiều nhà mệnh lý học đã sử dụng lý luận của 2 cuốn đồ thư này để tiên đoán vận mệnh con người và độ chính xác rất cao nên được lưu truyền cho đến tận ngày nay. Sau khi du nhập vào Việt Nam, không ít học giả đã dày công tìm hiểu và soạn thảo thành sách, trong đó điển hình như cuốn Bát tự Hà Lạc lược khảo của tác giả Học Năng.

1.2. Khái niệm

Bát tự Hà Lạc (có sách ghi là Tám chữ Hà Lạc) là thuật toán được xây dựng dựa trên cơ sở triết lý của Kinh dịch, Hà đồ, Lạc Thư cùng với các thuyết Can Chi, âm dương, ngũ hành,… đồng thời căn cứ vào giờ, ngày, tháng, năm sinh theo âm lịch và giới tính để lập quẻ Tiên Thiên với hào nguyên đường và quẻ Hậu thiên để dự đoán vận mệnh.

Mặt khác, bạn có thể hiểu đơn giản Bát tự Hà Lạc như sau:

  • “Bát tự” là chỉ tám chữ Can Chi của giờ, ngày, tháng, năm sinh.
  • “Hà Lạc” là viết tắt của Hà đồ và Lạc Thư.

2. Ý nghĩa của Bát tự Hà Lạc

Theo các học giả mệnh lý, Bát tự Hà Lạc có khả năng giúp vạch rõ cuộc đời con người, dự báo hung cát và chỉ dẫn con đường thích hợp để đi tới thành công. Đồng thời, nhờ sự tiên đoán trước những mối hiểm họa được trên quỹ đạo đời người mà chủ sự không bị rơi vào thế bị động, từ đó tránh được những tổn thất nặng nề.

3. Ứng dụng của Bát tự Hà Lạc

Tính đến hiện tại, Bát tự Hà Lạc được ứng dụng nhiều nhất là để dự đoán vận mệnh con người. Tuy bộ môn này có độ ứng nghiệm rất cao nhưng sở dĩ không được phổ biến ở nước ta. Đó là vì trong nhiều năm qua, những triết lý về Kinh Dịch, Hà đồ, Lạc thư chưa được truyền bá rộng rãi, các nguyên lý vận hành cũng xa lạ với người dân, thậm chí còn bị những hình thức mê tín xuyên tạc khiến số đông không tin tưởng.

4. Xem vận mệnh bằng quẻ Bát tự Hà Lạc

Theo cuốn “Tám chữ Hà Lạc” của tác giả Xuân Cang, Bát tự Hà Lạc áp dụng thuật toán xem vận mệnh con người gồm 2 phần chính sau:

  • Phần 1: Lập quẻ tức là áp dụng các công thức tính toán từ các mã số Can Chi của năm, ngày, tháng, giờ sinh để tìm ra mã số quẻ cuối cùng. Cụ thể từ mã số Can chi => quẻ Tiên thiên => Hào nguyên đường => quẻ Hậu Thiên => 2 quẻ Hỗ (Hỗ tiên thiên và Hỗ hậu thiên) => đại vận => tiểu vận.
  • Phần 2: Luận quẻ tức là căn cứ vào Tượng và Lời của quẻ và hào, vận dụng lý luận và kinh nghiệm làm lời giải về những sự việc lớn của quỹ đạo đời người, sự chuyển dịch giữa tiền vận và hậu vận và về sự chuyển dịch của các chặng đường đời, cuối cùng tìm ra lời giải về các tiểu vận cho từng năm, từng tháng và ngày. Song tìm ra lời giải về phương pháp tối ưu cuộc sống mới là đáp số cuối cùng của thuật toán Bát tự Hà Lạc.

Dưới đây là chi tiết cách xem vận mệnh bằng thuật toán trong bộ môn Bát tự Hà Lạc.

4.1. Cách lập quẻ

  • Bước 1: Xác định Can Chi cho năm, tháng, ngày, giờ sinh.

Can là tên gọi tắt của Thiên Can (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý), Chi là tên gọi tắt của Địa Chi (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi). Trong Bát tự Hà Lạc, việc xác định Can Chi sẽ được tính toán dựa theo các cơ sở lý luận sau:

Nguồn: https://thanglongdaoquan.vn/dinh-nghia-va-cach-xem-menh-bang-bat-tu-ha-lac/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *