Cúng ông Công ông Táo từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Không chỉ vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hằng năm mà vào mỗi ngày, mỗi tháng hay đêm 30 tết nhiều người cũng tiến hành nghi lễ này. Trong đó, cúng ông Táo hàng tháng như thế nào là chuẩn xác đang nhận nhiều sự quan tâm. Vậy hãy để SimVipHaNoi giúp bách gia giải mã vấn đề này ngay sau đây.
Nội dung chính
1. Tại sao phải cúng ông Táo hàng tháng?
Theo tín ngưỡng thờ cúng Việt, ông Công ông Táo gồm 3 vị thần có nguồn gốc từ sự tích “2 ông 1 bà”. Trong đó, thần Thổ Công cai quản việc bếp núc, thần Thổ Địa trông nom việc nhà cửa và thần Thổ Kỳ giúp coi sóc việc chợ búa. Ngoài ra, các vị Táo Quân còn có nhiệm vụ để ý mọi việc lành dữ và phẩm hạnh của con người. Và cứ 23 tháng Chạp (âm lịch) hằng năm, nhà nhà sẽ sửa soạn một mâm lễ cúng ông Táo về chầu trời để “báo cáo” hết những điều đó cho Ngọc Hoàng nhằm luận công tội thưởng phạt.
Mặt khác, cúng ông Táo hàng tháng không phải nghi lễ bắt buộc mà tùy thuộc vào quan niệm tín ngưỡng của mỗi người. Bởi tập tục đó chỉ là lòng thành tâm của gia chủ đối với những vị thần đã giúp đỡ bảo vệ và “giữ lửa” cho ngôi nhà của họ.

2. Cúng ông Táo hàng tháng vào ngày nào?
Căn cứ nghiên cứu của các chuyên gia phong thủy, tập tục cúng ông Táo hàng tháng diễn ra vào ngày mùng 1 và ngày Rằm (ngày 14 hoặc 15) âm lịch. Bởi lẽ Táo Quân là những vị gia thần. Mà theo tục lệ cổ truyền Việt, mỗi gia đình thường làm lễ cúng gia tiên, gia thần vào ngày đầu tháng và ngày Rằm để cầu xin sự bình an, may mắn, khỏe mạnh.
3. Cúng ông Táo hàng tháng đặt ở đâu? Mâm cỗ cúng như thế nào?
Việc chọn cúng ông Táo hàng tháng ở đâu sẽ tùy vào điều kiện cũng như quan niệm tín ngưỡng của mỗi gia đình. Nhà thì thắp hương tại bàn thờ Táo Quân riêng, nhà sẽ bày lễ dưới bếp hoặc hành lễ tại hương án dưới bàn thờ chính. Dù ở vị trí nào thì điều quan trọng nhất vẫn là nơi đó phải sạch sẽ, trang trọng.
Về mâm lễ cúng ông Táo hàng tháng sẽ không cầu kỳ như cúng vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Đồ dâng lễ sẽ tùy vào điều kiện của mỗi gia đình để chuẩn bị. Nhưng không vì vậy mà sơ sài, gia chủ phải sửa soạn những đồ cúng cơ bản sau:
- Lễ vật: hương, hoa, trái cây, nến hoặc đèn, rượu hoặc nước, vàng mã, trầu cau
- Mâm cỗ (tùy hoàn cảnh gia đình): xôi hoặc chè, gà hoặc thịt luộc,….
>>> Xem thêm: Mâm cỗ cúng ông Táo 23 tháng Chạp đầy đủ và chi tiết nhất
4. Bài cúng ông Táo hàng tháng
Bài cúng ông Táo hàng tháng sẽ theo văn khấn cổ truyền Việt Nam. Cụ thể như sau:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
– Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Thần Quân
– Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch
– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần
– Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần
– Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại: ………
Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).
Hy vọng với những kiến thức SimVipHaNoi chia sẻ ở trên sẽ giúp bách gia hiểu rõ hơn về tập tục cúng ông Táo hàng tháng. Nếu còn thắc mắc điều gì thì hãy để lại bình luận bên dưới bài viết. Các chuyên gia phong thủy của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp một cách chi tiết và nhanh nhất.