Trong quan niệm của nhiều người, mộ kết là điềm lành cho dòng họ, con cháu gặp may, sự nghiệp thăng tiến. Cho nên có một số gia đình đã cải táng rồi nhưng vẫn mong mộ kết. Vậy mộ bốc rồi có kết không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
1. Mộ bốc rồi có kết không?
Bốc mộ, sang cát, cải táng là 3 tên gọi khác nhau nhưng cùng cách xưng hô về một nghi thức tang ma ở Việt Nam. Đó là nghi lễ “làm sạch”, chọn nơi an nghỉ tốt nhất cho người đã mất. Cụ thể, gia quyến sẽ đào áo quan đã chôn cất lên, rửa sạch xương cốt rồi cho vào một tiểu sành hoặc hộp sắt nhỏ khác và chôn khu đất khác.
Phong tục tập quán này không có nguồn gốc cụ thể, chính xác, chỉ biết nó xuất hiện chính thức từ thời Đông Sơn và kéo dài cho đến tận ngày nay. Tìm hiểu ý nghĩa của tập tục bốc mộ, các chuyên gia cho biết đây là cách thể hiện hiếu đạo của con cháu đối với thế hệ trước. Đồng thời, người Việt xưa tin rằng, ông bà tổ tiên được an nghỉ ở một nơi tốt đẹp thì cả dòng họ sẽ may mắn, bình an, phát đạt. Thậm chí, có quan niệm “đất kết phát của mộ tổ”, tức là chỉ mộ kết thì dòng họ sẽ nhiều con cháu đỗ đạt, con đường làm ăn “thuận buồn xuôi gió”, hưng thịnh kéo dài.
Do tín ngưỡng theo quan điểm này mà không ít gia đình dù đã lỡ cải táng rồi nhưng vẫn mong mộ phần của người thân đã mất của mình kết. Cũng chính vì vậy mà xuất hiện câu hỏi “mộ bốc rồi có kết không?”.

Lý giải vấn đề này, giới chuyên gia văn hóa tâm linh Việt, nhà khoa học cho biết mộ bốc rồi không thể kết được. Bởi lẽ mộ kết là chỉ mộ phần chưa cải táng lần nào, đồng thời thi thể người đã khuất còn nguyên vẹn hoặc phân hủy rất rất ít. Mặt khác, mộ kết là một hiện tượng tự nhiên, hiếm gặp và khó sắp đặt được. Bên cạnh đó, mộ kết còn có nhiều lý giải khác nhau cho nên mọi người không nên vì một quan điểm “đất kết phát của mộ tổ” mà muốn nơi an nghỉ của tổ tiên mình kết.
2. Mộ kết là gì? Một kết là điềm lành hay điềm xấu?
Có rất nhiều định nghĩa lẫn quan niệm về mộ kết và tính đến hiện tại hiện tượng này vẫn còn gây tranh cãi. Theo quan niệm dân gian, mộ kết là một điềm lành, tuy kỳ bí nhưng đó là điềm báo con cháu sẽ gặp may mắn, bình an, công danh sự nghiệp thịnh vượng. Cho nên khi gặp mộ kết, dân gian khuyên rằng không nên sang cát.
Theo đó, dấu hiệu của mộ kết mà dân gian truyền bá đó là ngôi mộ có những màng trắng phủ kín, có những chất giống như sợi tơ màu hồng quấn quanh quan tài và thi thể người đã khuất gần như nguyên vẹn.
Còn Phật giáo lại cho rằng mộ kết là biểu hiện của những vong linh có phước báu. Cụ thể, nhà Phật tin rằng con người có phần hồn và phần xác. Khi qua đời, vong linh đó không có phước báu hay không còn cố chấp với kiếp sống thì thân xác sẽ tự hoại rất nhanh và cuối cùng hóa thành cát bụi.
Còn nếu vong linh đó là thần thánh đầu thai chuyển kiếp hoặc đơn giản là linh hồn có phước báu thì năng lực của họ sẽ giúp giữ thân xác nguyên vẹn theo năm tháng. Cũng vì vậy mộ kết trong Phật giáo cũng được coi là sự chấp nhất của các vong linh và đó là điềm lành.
Các nhà khoa học lại chỉ ra rằng mộ kết không phải là điềm lành hay điềm xấu gì, đơn giản là ngôi mộ được đặt ở một nơi có trường khí tốt của đất và nhận năng lượng của địa huyệt giúp giữ xác không bị phân hủy. Đa số hiện tượng này thường xảy ra ở các vị trí có long huyệt (tức là nơi hội tụ tinh túy của đất trời). Dấu hiệu nhận biết chính là đất càng ngày càng nở ra, cây cối trồng xung quanh bên mộ mọc tươi tốt và có hơi ẩm bốc ra từ mộ.

Hy vọng những chia sẻ về việc “mộ bốc rồi có kết không?” ở trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về phong tục cải táng ở nước ta. Hãy thường xuyên truy cập website hoặc cài đặt ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại để mỗi ngày cập nhật kiến thức phong tục Việt Nam và phong thủy Việt. Ngoài ra, người dùng ứng dụng sẽ được trải nghiệm với hàng loạt công cụ tra cứu miễn phí (xem ngày tốt xấu, xem Bát tự, Tử vi, xem tuổi vợ chồng,…).
Tải ngày ứng dụng Thăng Long Đạo Quán tại đây.
Nguồn: https://thanglongdaoquan.vn/mo-boc-roi-co-ket-khong/