Phong thuỷ cải vận cho người khuyết Mộc như thế nào? – SIMVipHaNoi

Trong mệnh lý học, người có Bát tự khuyết Mộc thường hay tự ti, ý chí kém, đôi khi lại bảo thủ và cuộc sống mất phương hướng. Nhược điểm trong tính cách sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến vận hạn của chủ sự. Vậy phải làm sao để cải vận cho người khuyết mộc? Bài viết sau sẽ hỗ trợ giải mã điều này.

1. Bát tự khuyết Mộc là gì? Cải vận cho người khuyết Mộc như thế nào?

Bát tự khuyết Mộc hay còn gọi là thân nhược Mộc hoặc mệnh khuyết Mộc là một khái niệm thuộc bộ môn Bát tự (Tứ trụ). Thuật ngữ này dùng để chỉ người có hành Mộc yếu hơn so với 4 hành còn lại (Kim, Thủy, Hỏa, Thổ), dẫn tới mất cân bằng chân mệnh.

Nếu tổng ngũ hành của Tứ trụ là 100% thì một mệnh cục cân bằng khi mỗi hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ chiếm 20%. Như vậy, một người được gọi là Bát tự khuyết Mộc có nghĩa là hành Mộc chiếm dưới 20% trong tổng ngũ hành Tứ trụ.

2. Đặc điểm và ảnh hưởng của Bát tự khuyết Mộc

Theo các học giả Dự đoán học, bản mệnh mỗi người đều có ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ tương ứng với tỷ lệ khác nhau được tính dựa theo Tứ trụ giờ, ngày, tháng, năm sinh. Mỗi hành lại mang ý nghĩa, đặc điểm riêng và gây tác động trực tiếp đến từng khía cạnh cuộc sống bao gồm: tính cách, công việc, sức khỏe, tình duyên, gia đạo,…

Vậy người có Bát tự khuyết Mộc sẽ có đặc điểm và ảnh hưởng gì?

Trong ngũ hành bản mệnh, hành Mộc thường chủ về Nhân, thể hiện sự ôn hòa, thẳng thắn, hiền lành, dung dị, thiện lương, bao dung, điềm tĩnh, nho nhã, thanh tao. Nhưng nếu hành Mộc suy thì người đó sẽ có vóc dáng gầy, tóc thưa, tính cách hẹp hòi. Bên cạnh đó người khuyết Mộc thường có ý chí kém, thiếu nghị lực, gặp khó là nản, hay hấp tấp vội vàng, dễ buông xuôi, dẫn tới cuộc sống thường mất phương hướng và không kế hoạch cụ thể.

Ngoài ra, họ khá bảo thủ, thiếu tự tin, khó có lòng bao dung, rộng lượng, luôn trong trạng thái lo lắng, chỉ tin những gì mình nghĩ. Điều này dễ khiến họ đánh mất bản thân vì tình yêu và không cân bằng được cuộc sống cá nhân làm ảnh hưởng đến cuộc việc, sự nghiệp. Mặt khác, Mộc quá suy có thể gây ra những bệnh về gan, mật và gân cốt tứ chi.

cải vận cho người khuyết mộc
Đặc điểm và ảnh hưởng của Bát tự khuyết Mộc

Có thể thấy sự mất cân bằng ở ngũ hành chân mệnh nói chung, khuyết Mộc nói riêng dễ khiến tính cách con người trở nên tiêu cực, thu hút vận xui trong cuộc sống, đồng thời gây ra những khổ đau, rủi ro về bệnh tật, tai họa. Cho nên để cải vận cho Bát tự khuyết Mộc tốt nhất là tìm cách cân bằng chân mệnh. Bởi ở trạng thái cân bằng sẽ giúp con người khỏe mạnh, trí vững tâm an, tự tin, sáng suốt, luôn dồi dào năng lượng, sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách trong cuộc sống.

3. Phong thủy cải vận cho người khuyết Mộc

Hiện nay có rất nhiều cách phong thủy cải vận dành cho mệnh khuyết Mộc nhưng phổ biến nhất chính là dùng Dụng thần hoặc Hỷ thần. Cụ thể, dựa theo xét mối tương tác xung, khắc, trợ, sinh, hao, hợp, hóa giữa các ngũ hành thuộc Can Chi của 4 trụ Giờ – Ngày – Tháng – Năm sinh. Từ đó, tính ra độ vượng suy của ngũ hành để xác định người đó thuộc thân vượng hay thân nhược ngũ hành gì. Khi nắm rõ điều này sẽ tìm ra Dụng thần hoặc Hỷ thần thích hợp để cân bằng chân mệnh.

Theo đó, cải vận cho người khuyết Mộc chủ yếu theo Dụng thần Mộc hoặc Hỷ thần Thủy.

3.1. Cải vận cho người khuyết Mộc theo Dụng thần Mộc

Dụng thần Mộc là một khái niệm thuộc bộ môn Bát tự (Tứ trụ) và được dùng để bổ sung hành Mộc cho thân nhược Mộc, từ đó đưa ngũ hành chân mệnh về trạng thái cân bằng. Mặt khác, các chuyên gia mệnh lý cũng cho hay khi cải vận điều quan trọng là phải thích hợp (tức là thiếu gì thì bổ đó), thuận theo tự nhiên. Cho nên khi muốn cải vận cho người khuyết Mộc tốt hơn hết là nên lấy Dụng thần Mộc để đưa ra những quyết định về vật phẩm phong thủy, màu sắc, phương hướng, thực phẩm,…. Bởi điều này sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất cho vận mệnh của Bát tự khuyết Mộc.

Trong phong thủy cải vận cho người khuyết Mộc cần lưu ý những điều sau:

Nguồn: https://thanglongdaoquan.vn/phong-thuy-cai-van-cho-nguoi-khuyet-moc/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *