Người có Bát tự vượng Mộc thường hay nóng vội, dễ mất phương hướng, khó nắm bắt cơ hội thành công. Vậy phương pháp phong thủy nào thích hợp để cải vận cho người vượng Mộc? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp.
Nội dung chính
1. Bát tự vượng Mộc là gì?
Bát tự vượng Mộc hay còn gọi là thân vượng Mộc hoặc mệnh vượng Mộc là một khái niệm thuộc bộ môn Bát tự (Tứ trụ). Thuật ngữ này dùng để chỉ người có hành Mộc chiếm tỷ lệ lớn hơn 4 hành còn lại (Kim, Thủy, Hỏa, Thổ) khiến ngũ hành chân mệnh mất cân bằng.
Nếu tổng ngũ hành của Tứ trụ là 100% thì một mệnh cục cân bằng khi mỗi hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ chiếm 20%. Như vậy, một người được gọi là Bát tự vượng Mộc có nghĩa là hành Mộc chiếm 20% trở lên trong tổng ngũ hành Tứ trụ.
2. Đặc điểm và ảnh hưởng của Bát tự vượng Mộc
Theo cuốn “Dự đoán theo Tứ trụ” của Thiệu Vĩ Hoa, bản mệnh mỗi người đều có ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ tương ứng với tỷ lệ khác nhau được tính dựa theo Tứ trụ giờ, ngày, tháng, năm sinh. Mỗi hành lại mang ý nghĩa, đặc điểm riêng và gây tác động trực tiếp đến từng khía cạnh cuộc sống bao gồm: tính cách, công việc, sức khỏe, tình duyên, gia đạo,…
Vậy người có Bát tự vượng Mộc sẽ có đặc điểm và ảnh hưởng gì?
Trong ngũ hành bản mệnh, hành Mộc thường chủ về Nhân, thể hiện sự ôn hòa, thẳng thắn, hiền lành, dung dị, thiện lương, bao dung, điềm tĩnh, nho nhã, thanh tao. Nhưng nếu hành Mộc quá nhiều sẽ khiến chủ sự dễ sinh nóng nảy, ương bướng, cố chấp, bảo thủ, cứng rắn, tính tình thẳng như ruột ngựa, nói xong mới nghĩ nên hay gây mất lòng. Ngoài ra, khi làm ăn họ không biết nắm bắt cơ hội nên sự nghiệp khó thành công.
Bên cạnh đó, người có Bát tự vượng mộc thường sở hữu vóc dáng cao, chân tay dài, sắc mặt hơi trắng xanh, tuy nhiên họ hay cười, biết chưng diện và có thẩm mỹ phong cách đẹp. Mặt khác, Mộc quá vượng có thể gây ra những bệnh về gan, mật và gân cốt tứ chi.
Có thể thấy sự mất cân bằng ở ngũ hành chân mệnh nói chung, vượng Mộc nói riêng dễ khiến tính cách con người trở nên tiêu cực, thu hút vận xui trong cuộc sống, đồng thời gây ra những khổ đau, rủi ro về bệnh tật, tai họa. Cho nên để cải vận cho Bát tự vượng Mộc tốt nhất là tìm cách cân bằng chân mệnh. Bởi ở trạng thái đó sẽ giúp con người khỏe mạnh, trí vững tâm an, tự tin, sáng suốt, luôn dồi dào năng lượng, sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách trong cuộc sống.
3. Cách cải vận cho Bát tự vượng Mộc
Hiện nay có rất nhiều cách phong thủy cải vận dành cho Bát tự vượng Mộc nhưng phổ biến nhất chính là dùng Dụng thần hoặc Hỷ thần. Cụ thể, dựa theo xét mối tương tác xung, khắc, trợ, sinh, hao, hợp, hóa giữa các ngũ hành thuộc Can Chi của 4 trụ Giờ – Ngày – Tháng – Năm sinh. Từ đó, tính ra độ vượng suy của ngũ hành để xác định người đó thuộc thân vượng hay thân nhược ngũ hành gì. Khi nắm rõ điều này sẽ tìm ra Dụng Hỷ thần thích hợp để cân bằng chân mệnh.
Theo đó, Bát tự vượng Mộc sẽ cần dùng Dụng thần Kim hoặc Hỷ thần Hỏa để cải vận.
3.1. Cải vận cho Bát tự vượng Mộc theo Dụng thần Kim
Dụng thần Kim là một khái niệm thuộc bộ môn Bát tự (Tứ trụ) và được dùng chủ yếu trong trường hợp cân bằng ngũ hành chân mệnh, cải vận bổ khuyết. Theo đó, Dụng thần Kim sẽ giúp thân vượng Mộc giảm bớt hành Mộc, đưa chân mệnh về trạng thái cân bằng. Bởi vì Kim khắc Mộc.
Cho nên người vượng Mộc muốn cải vận thì nên chọn màu sắc, vật phẩm, phương vị,… theo Dụng thần Kim. Cụ thể như sau:
- Về màu sắc: nên ưu tiên dùng màu trắng, bạc, vàng kim (vì đây là tông màu thuộc Kim).
- Về phương hướng: nên chọn địa điểm thuộc hướng Tây hoặc Tây Bắc (phương vị có Kim).
- Về thực phẩm: nên chọn loại có vị cay, giàu đạm, màu trắng (gạo trắng, pho mát, sữa, kem, tiêu, hành, tỏi, hẹ, rau cần, củ cải trắng, súp lơ trắng, củ sen, đậu nành, bạc hà, quế, định hương, tổ yến,…)
- Về vật phẩm phong thủy: Đối với người có Bát tự vượng Mộc, việc chọn các vật phẩm phong thủy (cây đá, trang sức, phụ kiện,…) theo Dụng thần Kim sẽ đem lại hiệu quả cải vận tốt nhất. Sau đây là một số gợi ý theo Dụng thần Kim mà bạn có thể tham khảo:
Nguồn: https://thanglongdaoquan.vn/phong-thuy-cai-van-cho-bat-tu-vuong-moc/