Rằm tháng 7 cúng chay hay mặn? Mâm cỗ chay cúng rằm tháng 7 gồm những gì? – SIMVipHaNoi

Hằng năm, cứ đến ngày 15/7 âm lịch (tức Rằm tháng 7), nhà nhà lại sửa soạn mâm lễ cúng Phật, cúng gia tiên và cúng chúng sinh. Tuy nhiên, không ít người vẫn băn khoăn Rằm tháng 7 cúng chay hay mặn? Sau đây là những kiến giải của các chuyên gia về vấn đề này.

1. Rằm tháng 7 cúng chay hay mặn?

Theo phong tục truyền thống, vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm, các gia đình Việt thường sẽ chuẩn bị đầy đủ 3 mâm lễ bao gồm:

  • Lễ cúng thần linh và gia tiên: đây là tập tục nhằm tưởng nhớ ông bà tổ tiên cũng như cầu an cho gia diễn ra vào ngày Rằm hàng tháng.
  • Lễ xá tội vong nhân: hay chính là tục cúng chúng sinh, cho những vong linh không người thờ phụng, không mồ mả yên nghỉ. Theo tín ngưỡng dân gian tập tục này gọi là lễ xá tội vong nhân.
  • Lễ Vu Lan báo hiếu: là một ngày cúng Phật nhằm cầu siêu cho linh hồn cha mẹ nhiều đời được an lành, sớm ngày siêu thoát. Ý nghĩa của của tập tục này chính là dịp con cái bày tỏ lòng biết ơn công sinh thành dưỡng dục của các đấng sinh thành.

>>Xem thêm: Ý nghĩa rằm tháng 7 là gì?

Vì nguồn gốc 3 lễ lớn này khác nhau nên khiến nhiều người băn khoăn không biết nên chuẩn bị đồ cúng ra sao. Theo Phật giáo thì làm cỗ chay nhưng cỗ cúng tổ tiên thì lại làm đồ mặn. Vậy rốt cuộc Rằm tháng 7 cúng chay hay mặn?

Về vấn đề này, từ các chư tăng cho đến chuyên gia nghiên cứu văn hóa tâm linh Việt Nam đều thống nhất rằng đồ cúng Rằm tháng 7 là chay hay mặn thì sẽ tùy thuộc vào tín ngưỡng và hoàn cảnh của từng gia đình, chỉ cần sự thành tâm. Bởi ý nghĩa của phong tục thờ cúng quan trọng là giúp con cháu nhớ cội nguồn, sống hướng thiện, tích cực. Các vật phẩm cúng tế chỉ là hình thức bày tỏ lòng thành kính.

rằm tháng 7 chay hay mặn

Mặt khác, các chuyên gia cũng gợi ý cho mọi người một “công thức” đơn giản giúp chuẩn bị cúng Rằm tháng 7. Đó là Nhang – đăng (đèn) – quả – thực (cơm canh) – nước – hoa. Công thức này không chỉ áp dụng cho riêng Rằm tháng 7 mà còn có thể sử dụng cho tất cả những ngày mùng một, Rằm, hay lễ tết khác.

>>Xem thêm: Cúng rằm tháng 7 vào giờ nào, ngày nào tốt

2. Mâm cỗ chay cúng rằm tháng 7 gồm những gì?

Như chia sẻ ở trên, Rằm tháng 7 trung với hai lễ Vu Lan báo hiếu và xá tội vong nhân nên khi chuẩn bị mâm cúng, nhiều người đình sẽ tách làm 3 mâm lễ. Theo truyền thống, lễ cúng Phật và lễ cúng chúng sinh thì dâng mâm cỗ chay. Còn lễ cúng thần linh và gia tiên có thể chuẩn bị mâm cỗ chay hoặc mặn.

Dưới đây là gợi ý Rằm tháng 7 cúng hay mặn mà bạn có thể tham khảo:

2.1. Mâm lễ chay cúng Phật

Cúng Phật Rằm tháng 7 chuẩn bị những gì? Đồ thắp hương dâng lên bàn thờ Phật chỉ chuẩn bị món chay, không dùng đồ mặn. Mâm lễ chay bao gồm:

  • Hương (nhang), đèn hoặc nến.
  • Hoa tươi (hoa sen, hoa cúc vàng hoặc trắng, hoa hồng đỏ hay trắng, hoa huệ ta,…)
  • Mâm ngũ quả (chuối, đu đủ, dứa, phật thủ, bưởi, xoài,… tùy vào từng miền).
  • Nước lọc
  • Xôi chay (xôi đỗ xanh, xôi gấc, xôi cốm, xôi hạt sen, xôi vò,…).
  • Chè hạt sen, chè long nhãn, chè kê, chè trôi nước,…
  • Rau củ quả luộc

Lễ cúng Phật phải đặt ở nơi cao nhất trong nhà. Mặt khác, không dùng hoa giả hay những đồ mặn giả chay hay đồ chay giả mặn (giò chay, chả chay,…). Dân gian quan niệm cúng đồ giả là đang xúc phạm Thần, Phật và những người đã khuất.

2.2. Mâm lễ chay cúng thần linh và gia tiên

Cúng thần linh, ông bà tổ tiên vào Rằm tháng 7 thì các gia đình nên tùy theo tín ngưỡng vùng miền, điều kiện hoàn cảnh của mình để sắm lễ. Bạn có thể chuẩn bị theo công thức “Nhang – đăng (đèn) – quả – thực (cơm canh) – nước – hoa” hoặc lựa chọn Rằm tháng 7 cúng chay hay mặn theo gợi ý dưới đây:

Nguồn: https://thanglongdaoquan.vn/ram-thang-7-cung-chay-hay-man/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *