Tất tần tật những điều cần biết về đại lễ Vu Lan báo hiếu – SIMVipHaNoi

Vu Lan báo hiếu là một ngày lễ lớn của chư tăng Phật tử nói riêng và của hàng triệu người Việt nói chung. Vào ngày này, mỗi gia đình sẽ lựa chọn lên chùa hoặc ở nhà làm lễ Vu Lan cầu siêu tỏ lòng báo hiếu cha mẹ, ông bà tổ tiên. 

1. Nguồn gốc và ý nghĩa lễ Vu Lan ở Việt Nam

Đại lễ Vu Lan báo hiếu là một nghi thức truyền thống trong Phật giáo, bắt nguồn từ sự tích tôn giả Mục Kiền Liên báo hiếu. Tương truyền sau khi đắc đạo thành đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Mục Kiền Liên đã vận dụng mắt thần để tìm mẹ. Không ngờ bà chưa siêu thoát mà bị đày vào kiếp ngạ quỷ đói khát vì nghiệp chướng tạo khi còn sống.

Chữ hiếu chưa tròn, Mục Kiền Liên đã cầu xin Đức Phật Thích Ca rủ lòng từ bi mà chỉ cách cứu mẹ thoát khỏi khổ ải. Đức Phật dạy rằng vào ngày Rằm tháng 7, hãy thỉnh chư tăng mười phương trời cùng nhau cúng dường chú nguyện là sẽ cứu được mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ bởi thời điểm này là lúc pháp lực chư tăng mạnh nhất. Làm theo lời Phật dạy, quả nhiên Mục Kiền Liên đã cứu được mẹ khỏi đau khổ nơi địa ngục. Cũng theo sự tích này, hằng năm vào ngày 15 tháng 7 âm lịch, chư tăng Phật tử khắp bốn phương trời sẽ làm đại lễ Vu Lan báo hiếu.

vu lan

Mặt khác, vì ý nghĩa nhân văn là tinh thần hiếu đạo trong lễ Vu Lan mà khiến ngày hội này không chỉ là lễ lớn trong Phật giáo mà còn là nét văn hóa truyền thống của tất cả người dân Việt Nam.

Theo đó, ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan ở Việt Nam cũng chính là sự báo hiếu. Bên cạnh đó, nhắc nhở con cháu ghi nhớ “uống nước nhớ nguồn”, trân trọng công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, ông bà, tổ tiên.

2. Các hoạt động mừng đại lễ Vu Lan báo hiếu

2.1. Đi chùa làm lễ Vu Lan cầu an, cầu siêu

Đi chùa cầu siêu cho cha mẹ yên nghỉ nơi suối hay cầu an cho gia đình là một tập tục không thể thiếu của nhiều người trong ngày lễ Vu Lan. Thông Thường, đa số người dân Việt sẽ sắm sửa ít lễ vật gồm: hương, hoa, quả và vài món chay (xôi chay, chè chay, canh rau củ quả,…) để lên chùa cúng dường, niệm kinh Phật lễ Vu Lan cầu cho cha mẹ muôn đời bình an.

Mặt khác, đi chùa làm lễ Vu Lan còn để cầu cho những người thân đã khuất được yên nghỉ nơi chín suối.

ý nghĩa ngày lễ vu lan

Ngoài cúng dường, một số hội đoàn hay pháp hội còn thường thực hiện nghi lễ bông hồng cài áo cho các chư tăng Phật tử. Người còn cha mẹ thì cài hoa hồng đỏ, người mất bố mẹ thì cài hoa hồng trắng. Đây là một nghi thức đẹp thể hiện lòng hiếu đạo của con cháu đối với các đấng sinh thành trong đại lễ Vu Lan.

Ngoài ra, nghi thức này còn mang ý nghĩa nhắc nhở mỗi người con hãy quý trọng thời gian cha mẹ còn ở bên cạnh tươi đẹp như những bông hồng đỏ. Đừng để người rời xa để rồi hối tiếc như những bông hồng trắng buồn bã nơi ngực áo.

>> Xem thêm: Lễ Vu Lan Rằm tháng 7 nên đi chùa nào?

2.2. Cúng Rằm tháng 7 lễ Vu Lan

Sau đi chùa cầu an, cầu siêu, các gia đình sẽ làm lễ Vu Lan Rằm tháng 7 tại nhà.

  • Thời gian cúng lễ Vu Lan tháng 7

Lễ Vu Lan tại nhà thường được các gia đình thực hiện vào ngày 15 tháng 7 âm lịch. Như vậy, lễ cúng Vu Lan 2021 tại nhà sẽ rơi Chủ nhật, ngày 22/08/2021. Mặt khác, thời điểm dâng hương thường tiến hành vào ban ngày.

  • Mâm cúng Vu Lan Rằm tháng 7

Lễ Vu Lan là ngày cầu siêu báo hiếu cho cha mẹ, ông bà tổ tiên, cũng là để để bố thí, làm phúc cho những vong hồn lang thang, không có ai thờ cúng. Vì vậy, khi chuẩn bị mâm lễ cúng Vu Lan tại nhà, ta cần sắm đủ 3 lễ sau: cúng Phật, cúng gia tiên, sau cùng là cúng thí thực chúng sinh.

Nguồn: https://thanglongdaoquan.vn/phong-tuc-viet-nam/le-vu-lan-bao-hieu/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *