Tết Đoan Ngọ là một trong những nét văn hóa dân gian phương Đông có ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người dân Việt Nam cũng như ở một số nước Á Đông như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,… Nhằm giúp mọi người trải qua một ngày lễ Tết bình an, hạnh phúc và suôn sẻ, SimVipHaNoi sẽ chia sẻ “tất tần tật” về cách cúng, mâm cỗ, văn khấn, kiêng cử,… trong ngày Tết Đoan Ngọ.
Nội dung chính
1. Tại sao chọn mùng 5 tháng 5 âm lịch làm ngày Tết Đoan Ngọ?
Tết Đoan Ngọ theo truyền thống Việt Nam còn gọi là Tết giết sâu bọ, tết nửa năm diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Vậy tại sao lại chọn thời gian này để làm Tết Đoan Ngọ?
Các chuyên gia nghiên cứu chỉ ra rằng điều này bắt nguồn từ bộ môn lý học Đông phương cổ gồm Hà đồ phối hậu thiên Lạc Việt. Theo cơ sở lý luận của bộ môn này, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch chính là biểu tượng của hai dãy với 5 vòng tròn đen ở trung tâm Hà Đồ. Trong đó, ngày mùng 5 là ngày cực âm khi vạn vật quay về Thổ trung cung (chính là số 5). Còn tháng 5 là tháng Ngọ (dựa theo cách sắp xếp thì tháng Tý là tháng 11 âm, Sửu là tháng 12,…Tỵ là tháng 4, Ngọ là tháng 5 âm). Mặt khác, thời gian này thuộc tiết khí Hạ Chí, mang ý nghĩa bắt đầu, hán Việt gọi là Đoan. Tổng hợp tất cả những điều này mới có tên gọi Tết Đoan Ngọ mùng 5/5.
Ngoài ra, tiết Hạ Chí chính là thời gian thích hợp để bắt đầu gieo hạt vụ mùa hè thu. Cho nên, ông cha ta đã chọn ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch để giết sâu bọ nhằm chuẩn bị một vụ mùa bội thu, tươi tốt và không có sâu bệnh hoành hành.
Cũng giống như các tết khác, người dân Việt cũng ăn Tết Đoan Ngọ bằng việc cúng lễ gồm lễ thần tại đình, đền, lễ thánh tại miếu ở thôn, xóm, lễ tổ tiên, Thổ Công tại gia. Lễ vật thường có bánh tro (hay còn gọi là bánh ú, bánh gio, bánh nắng), rượu nếp, trái cây và một số đặc sản tùy vào từng vùng miền. Sau khi cúng lễ xong thì ăn nhằm lấy may, chứ không đổ xuống sông như tập tục tết Đoan Ngọ bên Trung Quốc.
2. Tết Đoan Ngọ 2021 cúng gì, mấy giờ, ở đâu mới đúng?
2.1. Tết Đoan Ngọ 2021 cúng mấy giờ là đẹp nhất?
Tết Đoan Ngọ 2021 sẽ rơi vào thứ 2 ngày 14/6 dương lịch. Mà Đoan Ngọ tức là bắt đầu giữa trưa nên nghi lễ cúng dịp lễ này diễn ra vào giờ chính Ngọ, tức là 12 giờ trưa ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch là tốt nhất. Song gia đình nào không có điều kiện thực hiện nghi lễ vào thời điểm đó thì vẫn có thể tiến hành vào sáng sớm hoặc trong các khung giờ Hoàng Đạo khác như:
- Bính Thìn (7h-9h): Tư Mệnh;
- Mậu Ngọ (11h-13h): Thanh Long.
2.2. Tết Đoan Ngọ cúng trong nhà hay ngoài sân?
Đa số các gia đình Việt đều chỉ làm lễ ngày giết sâu bọ trong nhà, dâng hương lên bàn thờ gia tiên. Song, tại một số vùng miền, không ít nhà cúng Tết Đoan Ngọ cả bên trong lẫn ngoài sân để cảm tạ trời đất, thần phật, ông bà tổ tiên phù hộ cho mùa màng bội thu, bệnh tật tiêu tai, làm ăn thuận lợi, may mắn, sức khỏe dồi dào, bình an, hạnh phúc.
2.3. Tết Đoan Ngọ cúng lễ vật gì?
Theo tập tục bao đời lưu truyền thì lễ vật cơ bản dâng cúng trong ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch gồm:
- 1 đĩa hoa quả ( tùy đặc sản từng miền như vải, mận, xoài, dưa hấu, dứa, thanh long, chôm chôm,…).
- 1 lọ hoa tươi (thường chọn hoa may mắn như sen, hồng, cúc,…).
- 1 chén nước, 1 chén rượu và 1 chén chè.
- 1 bát cơm rượu nếp
- 1 đĩa bánh tro (hay còn gọi là bánh gio, bánh ú, bánh nắng).
- Một ít tiền vàng mã và nhang hương, đèn cầy.
Bên cạnh đó, ngoài những lễ vật cơ bản trên thì các gia đình sẽ dựa vào đặc sản nơi mình sinh sống để dâng cúng ngày Tết Đoan Ngọ. Dưới đây là gợi ý mâm cỗ theo 3 miền Bắc – Trung – Nam mà bạn có thể tham khảo để dâng lên trong ngày giết sâu bọ:
Nguồn: https://thanglongdaoquan.vn/tet-doan-ngo-mung-5-thang-5-tat-tan-tat-nhung-dieu-can-biet/