Tết Đoan Ngọ Việt Nam và Trung Quốc khác nhau như thế nào? – SIMVipHaNoi

Tuy diễn ra cùng một ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch nhưng Tết Đoan Ngọ và Trung Quốc lại khác nhau hoàn toàn. Mỗi bên lại mang đặc điểm riêng từ nguồn gốc, tập tục thờ cúng, hoạt động trong ngày,…. Tất cả những điều đó sẽ được làm rõ trong bài viết sau. 

1. Tết Đoan Ngọ xuất phát từ đâu? Việt Nam hay Trung Quốc có trước?

Theo các nhà nghiên cứu, rất khó để đánh giá Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam hay Trung Quốc có trước. Bởi hiện tại vẫn chưa có tài liệu nào ghi chép chính xác thời gian xuất hiện của tập tục dân gian này, mà chỉ biết rằng nó bắt nguồn từ những truyền thuyết.

  • Ở Việt Nam

Tết Đoan Ngọ (mùng 5/5) còn được gọi là Tết giết sâu bọ. Dân gian kể rằng ngày xưa khi vào đầu tháng 5 âm lịch, dân chúng mới thu hoạch xong vụ lúa Chiêm thì bất ngờ sâu bọ kéo tới phá hoại hoa màu. Đang lúc điêu đứng vì không biết xử lý vấn nạn sâu bọ ra sao thì một ông lão tự xưng là Đôi Truân xuất hiện, giúp bà con nông dân giải cứu vụ mùa.

Ông chỉ cho dân chúng rằng mỗi nhà phải lập 1 bàn cúng gồm bánh tro, trái cây đặt trước cửa nhà minh thì sâu bọ sẽ sợ hãi bỏ chạy. Người dân làm theo, chỉ một lúc sau đó, sâu bọ đàn lũ té ngã rồi đi mất. Lão ông họ Đôi nói: “Sâu bọ vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng”. Dân làng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất.

Song cũng có tài liệu ghi rằng ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch thực tế là ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ và được lưu truyền bằng câu ca dao ” Tháng năm ngày Tết Đoan Dương/ Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang”. Bên cạnh đó, ở miền Nam Việt Nam, ngày Tết Đoan Ngọ còn được gọi là ngày “Vía Bà” trong tín ngưỡng thờ Linh Sơn thánh mẫu trên núi Bà Đen.

  • Ở Trung Quốc

Tết Đoan Ngọ lại gọi là Tết Đoan Dương, Tết Ngũ Nguyệt,… và có khá nhiều giả thuyết giải thích về nguồn gốc của tập tục này. Chẳng hạn như từ tục thờ Thủy thần, tục đón tiếp Ngũ Tử Tư, tục Hạ Chí,…. Song trong đó, được lưu truyền rộng rãi nhất phải kể đến truyền thuyết về Khuất Nguyên – một nhà thơ, một vị đại thần của nước Sở thời Chiến Quốc.

Tương truyền Khuất Nguyên vì ngăn cản Hoài Vương mà bị các gian thần hãm hại, khiến ông bị lưu đày. Khi trên đường đi đày, ông nghe tin nước Sở mất đâm ra đau buồn, liền ôm tảng đá nhảy xuống sông Mịch La tự vẫn, ngày đó rơi đúng vào mùng 5 tháng 5 âm lịch. Dân chúng địa phương nghe tin bèn chèo thuyền ra sông cứu giúp nhưng không kịp. Từ đó, cứ đến mùng 5/5 người Hoa lại tế bái vị trung thần này và vì dâng hương vào giờ Ngọ nên sau này được gọi là Tết Đoan Ngọ.

tết đoan ngọ người hoa

Có thể khẳng định Tết Đoan Ngọ Việt Nam và Trung Quốc là hai tập tục cùng ngày nhưng mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau, chứ không hề giống như một số người vẫn từng nghĩ.

2. Tết Đoan Ngọ Việt Nam và Trung Quốc khác nhau như thế nào?

2.1. Tập tục thờ cúng Tết Đoan Ngọ

Tuy cùng là các nước phương Đông, nhưng việc thờ cúng Tết Đoan Ngọ Việt Nam và Trung Quốc không giống nhau.

Nguồn: https://thanglongdaoquan.vn/tet-doan-ngo-viet-nam-va-trung-quoc/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *