Vạn vật trong vũ trụ đều biến đổi không ngừng, chúng không nằm ngoài quy luật tuần hoàn của âm dương, ngũ hành hay nhân quả, mà luôn có sự vận động, chuyển hóa thậm chí mâu thuẫn với nhau.
Đại thi hào Johann Wolfgang Goethe (1749-1832) đã từng nói: “Mọi lý thuyết đều là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi”. Quan điểm này như muốn nhắn nhủ chúng ta rằng mọi hiểu biết, lý thuyết hay những điều được coi là chân lý, đều là tương đối với thực tiễn biến đổi không ngừng ngoài kia. Việc chấp nhận sự khác biệt trong nhận thức và lấy thực tiễn làm thước đo mới là chân lý để tìm ra lời giải đáp cho sự tương quan giữa con người và tự nhiên.
Kinh dịch là một kho tàng lý luận về nhân sinh quan và thế giới quan của nhân loại, tất nhiên chúng ta cũng nên nhìn nhận Kinh dịch như một học thuyết, cũng không nằm ngoài những quy luật biến đổi. Vậy Kinh dịch xưa và nay ra sao, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
1. Kinh dịch xưa và nay dưới góc nhìn học thuật
Kinh dịch từ chỗ bắt đầu chỉ dừng lại ở những phát hiện mang tính tượng hình, trong truyền thuyết khi vua Phục Hy nhận thấy Tiên Thiên Đồ xuất trên lưng con Long Mã. Và bắt đầu có những ghi chép và nghiệm lý ban đầu trên các phương diện sơ khai, cổ điển nhất. Lúc này mọi lý thuyết chỉ dừng lại trên giác độ nhận thức về thế giới tự nhiên kia, chưa có những luận đoán hay lý luận gì cao siêu. Tiên thiên bát quái được hình thành được coi là kỳ quan định hình cho Kinh dịch và được coi là tiền đề, là nội hàm ẩn chứa vũ trụ và là ngọn nguồn cho những phát hiện kinh điển sau này của Kinh dịch.
Tới thời nhà Ân Thương, khi đó Chu Văn Vương khi đó còn là Tây Bá Hầu Cơ Xương đã nghiên cứu, ứng dụng thông qua các thuật chiêm tinh, khảo sát địa lý, nghiệm lý và đặc biệt thông qua đứa con tinh thần là quẻ bói Thiên thư của mình, Chu Văn Vương đã nhận thấy sự biến đổi trong thực tiễn của Tiên Thiên bát quái, và dùng những nghiệm lý ứng biến của mình viết lên Hậu Thiên bát quái, viết lên Thoán từ tức những lý giải cụ thể đầu tiên và ông tiếp tục có những nghiệm lý sâu xa hơn qua bốc dịch, hào từ và Chu Công (con thứ tư của Tây Bá hầu Cơ Xương (Chu Văn Vương)) là người trực tiếp viết hào từ tức là chia các quẻ ra thành các trường hợp cụ thể. Như vậy có thể nói Phục Hy, Chu Văn Vương và Chu Công là những người đầu tiên hệ thống thành lý thuyết Kinh dịch và có những nghiệm lý, lý giải cụ thể đầu tiên cho Kinh dịch, làm tiền đề cho mọi luận đoán sau này.
Tới thời Khổng Tử thời Xuân Thu (giai đoạn lịch sử từ 771 đến 476 TCN trong lịch sử Trung Quốc), ông là một Vĩ nhân lỗi lạc trong lịch sử Trung Hoa, Khổng Tử đã tiếp nhận và kế thừa sâu sâu sắc Kinh dịch. Ông từng nói “Nếu trời để cho ta sống thêm mươi năm nữa thì ta sẽ đọc thông Kinh Dịch. Năm mươi tuổi mới học Kinh Dịch cũng có thể không mắc phải sai lầm lớn”, chính vì thế ông đào sâu nghiên cứu và giải nghĩa Kinh dịch một cách mạch lạc, cụ thể nhất 64 quẻ của Kinh dịch.
Như vậy, qua quá trình bồi đắp, gạn lọc và sâu chuỗi của Lịch sử, qua bàn tay khối óc của các bậc Đại trí, Vĩ nhân, Kinh dịch đã được hoàn thiện dần trở thành một học thuyết gần gũi và có tính ứng dụng cao trong đời sống. Và từ đó Kinh dịch được tìm tòi nghiên cứu và trở thành một Bách khoa toàn thư, mang nặng tính kế thừa, phát huy và hoàn thiện là chủ yếu.
Các thế hệ sau này, qua quá trình nhìn nhận thực tiễn đã làm rõ hơn 64 quẻ của Kinh dịch và biến nó trở thành một học thuyết gắn bó, gần gũi với con người hơn. Vì thế qua sự ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực mà Kinh dịch được khẳng định giá trị đúng đắn, tính chính xác và mức độ bao quát của nó.
Các học thuyết kinh điển khác cũng được bắt nguồn từ cơ sở Kinh dịch như Phong thủy, Tử vi, Bát tự Tứ trụ hay Chiêm tinh học…cùng Dịch lý, Nghiệm lý đều có những bước tiến triển mạnh mẽ. Cũng từ đó không những khẳng định giá trị của Kinh dịch mà nó còn làm mới, làm rõ hơn Kinh dịch. Kinh dịch xưa và nay có sự biến đổi để thực tế hơn, dễ áp dụng hơn và vì con người hơn.
2. Kinh dịch xưa và nay dưới góc nhìn ứng dụng thực tiễn
Kinh dịch xưa, chủ yếu còn nặng tính hoàn thiện về mặt lý luận, thực tiễn của Kinh dịch xưa chủ yếu nặng về những chiêm nghiệm, nghiệm lý những tác động của tự nhiên, sự biến đổi của tự nhiên, thiên tượng và con người được coi là nhỏ bé, bị động trong vũ trụ kia. Kinh dịch xưa nặng về cái nhìn tính toán thời gian, tôn trọng quy luật một cách bảo thủ.
Kinh dịch nay, trọng việc khảo luận tính chính xác của Kinh dịch trong luận đoán hiện thực khách quan, lấy con người làm trung tâm. Đặt sự hòa hợp của con người với tự nhiên là nền tảng, nói cách khác chính là nhìn nhận Kinh dịch hay các khoa học khác là công cụ để cải tạo tự nhiên vì con người. Thiệu Khang Tiết nói “hoa nở hoa rơi, biến đổi vô thường” – mà tìm ra “tùy ý tâm pháp”, đây mới là huyền cơ thâm ngộ của Đạo, tức là tôn trọng cảm nhận đa chiều, cũng đặt trong quy luật biến đổi nhưng nhìn nhận sự vật biến đổi không ngừng trong không gian và thời gian của thực tế xã hội cũng như con người.
Kinh Dịch thật sự chính là một cỗ máy khổng lồ mô phỏng lại tất cả các dạng thức hoạt động và sự sống của vũ trụ, thời gian và không gian. Ví dụ gần nhất chính là các siêu máy tính lượng tử chuyên dùng để nghiên cứu và tính toán sự giãn nở của hệ ngân hà chúng ta.
Để có thể mô phỏng thì nó phải có cơ chế tính toán, vì thế trong Kinh Dịch có một phần có thể coi là “toán học”, hay chính xác hơn là “toán học vũ trụ” – một cơ chế tính toán hoàn hảo có thể tính hết mọi thứ từ quá khứ đến tương lai. Nhỏ thì có thể tính được số mệnh một người, lớn thì có thể thấy được vận mệnh của một quốc gia từ vài chục cho đến hàng ngàn năm sau. Biểu hiện đơn giản nhất của nó chỉ có 64 quẻ, nhưng lại bao hàm từ sinh mệnh của con người, vạn vật cho đến cả thiên thể vũ trụ.
Kinh dịch xưa và nay về cơ bản không tồn tại mâu thuẫn, cái có sau không hoại diệt cái có trước, mà đặt cái hoàn thiện, cái phát triển làm trung tâm. Kinh dịch là trước tác Kinh điển của nhân loại và tinh thần văn hóa Đông Phương. Kinh dịch xưa là tiền đề, nền tảng, lấy tự nhiên để đúc rút thực tại, Kinh dịch ngày nay lấy con người làm trung tâm, vì con người mà cải tạo tự nhiên, mà tìm tòi nghiên cứu để tìm ra sự hài hòa nhất.
Tựu chung lại, Kinh dịch là khoa học của khoa học, kinh điển của kinh điển và của tự nhiên cũng như con người nằm trong sự tương quan gắn kết bền chặt, hài hòa, cùng nhau vì sự trường tồn.
Trên đây là những kiến thức mà SimVipHaNoi đã dày công tìm tòi và tổng hợp. Nếu cảm thấy những thông tin về bát tự bổ ích và muốn nghiên cứu sâu hơn thì quý vị hãy theo dõi website để cập nhật tin tức thường xuyên nhé!